[IPS_8-9/2021] Luân chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới

[IPS_8-9/2021] Luân chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới

Published: April 15, 2022

Download

Share

Executive Summary

Theo nhiều báo cáo gần đây, dữ liệu xuyên biên giới đem lại 03 lợi ích chính: (i) cho phép người dùng tiếp cận với các dịch vụ tốt nhất có thể, (ii) cho phép doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp cận thị trường nước ngoài, (iii) cho phép hầu hết các ngành, lĩnh vực từ sản xuất đến y tế, giáo dục, tài chính được hưởng lợi. Trái lại, hạn chế dữ liệu xuyên biên giới tạo ra 04 tác động chính: (i) có khả năng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế vĩ mô và phúc lợi xã hội, (ii) tạo rào cản cho doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường, (iii) gia tăng chi phí tuân thủ, (iv) có khả năng làm suy giảm an toàn, an ninh dữ liệu.

Với tư cách là một trong mười quốc gia có lượng dữ liệu xuyên biên giới lớn nhất thế giới và có tốc độ tăng trưởng về luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới cao nhất trong khu vực Châu Á, giai đoạn 2001-2019, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rõ ràng để phát triển và hưởng lợi từ nền kinh tế số, vươn lên thành nước phát triển. Do đó, cần thiết có một tiếp cận chính sách phù hợp để quản trị dòng dữ liệu cá nhân (DLCN) xuyên biên giới một cách an toàn, tin cậy và cho phép tự do hơn.

Mời quý vị xem thêm Bản tin tháng 8-9 tại [IPS_8-9/2021] LUÂN CHUYỂN DỮ LIỆU CÁ NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI - TỪ TIN CẬY ĐẾN TỰ DO