VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG
_________________________________________________________________
KINH TẾ SỐ
> HẠ TẦNG SỐ
IPS thúc đẩy việc củng cố hạ tầng kết nối, tập trung vào hệ thống cáp quang biển, vệ tinh, điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn kết nối Internet, viễn thông giữa VIệt Nam và thế giới.
Đây là cơ sở hạ tầng cơ bản cho toàn bộ quá trình chuyển đối số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam. IPS tham gia đóng góp chính sách thúc đẩy phát triển điện toán đám mây trở thành hạ tầng quan trọng trong quá trình chuyển đối số quốc gia, với việc tham gia phát biểu tại nhiều diễn đàn và hội thảo góp ý hoàn thiện các dự thảo luật, đặc biệt là Luật Viễn thông (sửa đổi).
> DỊCH VỤ SỐ
IPS nghiên cứu chính sách đối với dịch vụ trung gian trên không gian mạng như dịch vụ tìm kiếm, dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu,... nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: điều kiện kinh doanh, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ số.
XÃ HỘI SỐ
> QUYỀN TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ
IPS có kinh nghiệm nghiên cứu và vận động chính sách liên quan tới các Quyền trên môi trường số, trong đó tập trung vào quyền riêng tư và an toàn số. IPS đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhằm đánh giá thực thi chính sách về quyền riêng tư trên các nền tảng tương tác chính quyền - người dân và cùng tổ chức Oxfam tại Việt Nam triển khai chương trình tập huấn về bảo vệ quyền riêng tư và an toàn số trên không gian mạng cho các tổ chức xã hội dân sự và báo chí.
> QUẢN TRỊ INTERNET
IPS là một trong những tiếng nói có ảnh hưởng nhất trong vận động chính sách về dữ liệu, bao gồm bảo vệ dữ liệu, dữ liệu mở, dữ liệu khu vực công và dữ liệu xuyên biên giới.
Từ năm 2020, IPS đã nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược dữ liệu quốc gia song hành với đề án/chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng như đạo luật về bảo vệ an toàn dữ liệu cá nhân. IPS còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và vận động chính sách về dữ liệu cá nhân xuyên biên giới với nhiều hội thảo, báo cáo và phân tích chính sách về chủ đề còn tương đối mới tại Việt Nam vào thời điểm đó
> SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN
IPS khuyến khích sự tham gia của công dân vào các hoạt động xã hội. Diễn đàn "Sáng kiến Chính sách của Thanh niên Việt Nam" (Vietnam Youth's Policy Initiatives - VYPI) - một chương trình thúc đẩy sự tham gia của thanh niên Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và phản biện chính sách công được IPS khởi xướng và triển khai từ năm 2022 - đã gây được tiếng vang và khẳng định vị thế là một chương trình chất lượng cho thanh niên.
IPS cũng đã hỗ trợ các liên minh tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan trong vận động chính sách về quyền riêng tư trên internet và bảo vệ dữ liệu cá nhân
CHÍNH PHỦ SỐ
> CHIA SẺ DỮ LIỆU CÔNG
IPS đã thực hiện chuỗi nghiên cứu và thảo luận chính sách về phát triển và quản trị dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư trong nền kinh tế số. Chuỗi nghiên cứu gồm 3 thảo luận chính sách về:
Qua việc đánh giá các cơ hội từ khai thác dữ liệu cho phát triển kinh tế số, nâng cao hiệu quả quản trị và cung cấp dịch vụ công trong khu vực nhà nước và phân tích các kinh nghiệm và bài học từ một số quốc gia trên thế giới, IPS đã đưa ra các khuyến nghị để khai thác tốt nhất tài nguyên dữ liệu số của khu vực công, mặt khác bảo đảm được an toàn dữ liệu cho công dân và xây dựng niềm tin số của người dân với cơ quan công quyền
> DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
IPS giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên các cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia và cấp tỉnh nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, IPS còn hỗ trợ nâng cao kiến thức chuyển đổi số và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng xác thực cho công chức và lãnh đạo địa phương trên cả nước. Trong năm 2023, IPS với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của các cổng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.
> DỮ LIỆU MỞ
Đóng góp vào quá trình thúc đẩy sử dụng dữ liệu mở tại Việt Nam, năm 2021, IPS, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh dữ liệu mở châu Á (AODP) đã tổ chức thành công Hội nghị Dữ liệu mở Châu Á (Asia Open Data Partnership Summit) tại Hà Nội với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trước đó, IPS đã tổ chức một số tọa đàm định hướng hợp tác nghiên cứu, vận động chính sách về quản trị dữ liệu, trong đó có dữ liệu mở.