Định danh tài khoản mạng xã hội

Định danh tài khoản mạng xã hội

30/08/2023 | IPS trên Báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng với nhiều điểm mới. Đáng chú ý là quy định, yêu cầu mạng xã hội trong nước và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới, phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã hội.

Định danh tài khoản mạng xã hội

Chia sẻ

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc định danh người dùng khi tham gia các dịch vụ trực tuyến như mạng xã hội và các dịch vụ online khác là rất cần thiết, vì một môi trường mạng lành mạnh, văn minh, giống như đời sống thực. Đồng thời sẽ giúp hệ thống luật pháp được áp dụng một cách thống nhất, bình đẳng, không phân biệt đời thực hay trên mạng.
Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông.
Thưa ông, trước việc Bộ TT&TT đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, trong đó có nội dung đáng chú ý là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam. Ông có quan điểm như thế nào về việc này?
Vì sao phải xác thực tài khoản người dùng? Một trong những lý do được đưa ra đấy là xác thực người dùng sẽ giúp nhận biết được, ai là người sở hữu các tài khoản mạng xã hội, và điều này sẽ giúp cho việc nếu có trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc xảy ra vi phạm ở trên internet, trên mạng xã hội thì sẽ rất dễ xác định ai là người sử dụng cái tài khoản như vậy.
Điều đó nó xuất phát từ thực tế là hiện nay, nhiều nội dung được coi là vi phạm pháp luật đang xuất hiện khá là tràn lan trên môi trường internet. Cũng có khá nhiều người dùng có cái tâm lý, mạng xã hội không được định danh, nếu có các hành vi vi phạm thì sẽ không ai biết, sẽ khó bị xử lý, dẫn đến thiếu chuẩn mực trong phát ngôn.
Có không ít ý kiến lại đang e ngại rằng, nếu thực hiện việc định danh tài khoản mạng xã hội thì người dùng sẽ phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân như số điện thoại, họ tên thật, hình ảnh căn cước công dân... Trong khi tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội thời gian qua lại diễn ra phổ biến. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Tôi cũng đồng ý với quan ngại rằng nếu tất cả mạng xã hội đều phải thu thập thông tin cá nhân và trong bối cảnh bảo mật thông tin, cũng như là ý thức về mặt bảo mật thông tin của doanh nghiệp chưa cao như hiện nay, thì rất dễ dẫn đến chuyện thông tin cá nhân có thể là sẽ bị bán đi, hoặc là chuyển qua một bên khác.
Bởi vì mạng xã hội là một trải nghiệm rất là rộng, mặc dù cũng có những yêu cầu, quy định về mặt bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cái nền tảng như vậy. Tuy nhiên khả năng về mặt điều tra, năng lực thực thi pháp luật đối với hàng trăm nghìn, hàng triệu mạng xã hội, nhóm xã hội khác nhau thì rõ ràng rất là thách thức.
Nếu bây giờ lại yêu cầu người dùng đưa thông tin, thì tôi nghĩ rằng chuyện lộ lọt thông tin cũng là một rủi ro cao và đáng quan ngại. Đây cũng chính là điểm yếu của chuyện yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội.
Vậy để quy định này khi được áp dụng có thể mang lại được hiệu quả, và giảm thiểu những rủi ro vừa nêu trên, theo ông cần có giải pháp gì?
Tôi đề xuất rằng chỉ nên xác thực, chỉ nên yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội lớn, có quy mô ảnh hưởng lớn, không nên là bắt buộc tất cả mọi nền tảng mạng xã hội.

Vậy để quy định này khi được áp dụng có thể mang lại được hiệu quả, và giảm thiểu những rủi ro vừa nêu trên, theo ông cần có giải pháp gì?

Tôi đề xuất rằng chỉ nên xác thực, chỉ nên yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội lớn, có quy mô ảnh hưởng lớn, không nên là bắt buộc tất cả mọi nền tảng mạng xã hội.

Tức là phải phân loại theo quy mô, nền tảng mạng xã hội có quy mô lớn, có sức ảnh hưởng lớn thì cái việc mà vi phạm pháp luật ở trên đấy nó sẽ gây tổn hại lớn cho quyền và lợi ích của các chủ thể ở trên đấy.
Và như vậy, chuyện yêu cầu cung cấp thông tin nó sẽ giúp cho việc, khi lợi ích bị xâm phạm thì sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động liên quan đến tư pháp. Còn đối với các nền tảng mạng xã hội nhỏ hơn thì mức độ ảnh hưởng của nó không lớn như vậy, và thường không chú trọng đến chuyện bảo vệ thông tin thì lại trở thành cái nơi mà tạo ra cái lộ lọt thông tin cho người dùng.
Xin cảm ơn ông!