Hội thảo "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số"

Ngày 15/07/2020, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số".
Hội thảo "Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số"

Chia sẻ

Không có mô tả ảnh.
Toàn cảnh hội thảo
Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản cho biết 'EXIT'
Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo đã thu hút gần 100 đại biểu và cơ quan báo chí, với sự tham gia trình bày và thảo luận của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học hoá), Bộ Tư pháp, Trung tâm Giám sát và Điều hành Đô thị thông minh Thừa Thiên Huế, công ty Google - tham gia trực tuyến từ Mỹ, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an và nhiều chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến nghị của chuyên gia IPS, thay mặt cho Hội Truyền thông số Việt Nam báo cáo tại hội thảo về việc Việt Nam cần có luật riêng về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư được chuyên gia Bộ Tư pháp và các chuyên gia khác ủng hộ.
Có thể là hình ảnh về 1 người
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu khai mạc
Có thể là hình ảnh về 1 người
Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu khai mạc
Tại phiên thảo luận về khung pháp lý hoàn thiện để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên môi trường số, Hội thảo đã đưa ra thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam, vấn đề về bảo vệ dữ liệu trong khu vực công, thực tiễn bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, bảo vệ dữ liệu khách hàng của Google và bảo vệ dữ liệu cá nhân cho đối tượng nhạy cảm cao từ góc nhìn của trung tâm CSAGA và khuyến nghị chính sách và tiến tới xây dựng dự án luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư tại Việt Nam.
Có thể là hình ảnh về 1 người
Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) trình bày về "Tổng quan về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trong phát triển kinh tế số"
Có thể là hình ảnh về 2 người
Ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp trình bày tham luận "Thực trạng pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hướng hoàn thiện"
Có thể là hình ảnh về 1 người
Ông Nguyễn Dương Anh, Giám đốc Trung tâm Giám sát. Điều hành Đô thị thông minh Thừa Thiên - Huế trình bày tham luận về "Bảo vệ dữ liệu và thông tin công dân trong tiến trình xây dựng đô thị thông minh - Kinh nghiệm và khuyến nghị của tỉnh Thừa Thiên - Huế"
Có thể là hình ảnh về 2 người
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) chia sẻ về việc thực hành bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân của nhóm đối tượng nhạy cảm cao: trường hợp của CSAGA
Có thể là hình ảnh về 1 người
Ông Nguyễn Trọng Khánh, Trưởng phòng Hạ tầng và Dữ liệu số, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ về các vấn đề xây dựng và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số - Góc nhìn từ khu vực công
Tại phiên thảo luận và hỏi đáp chuyên sâu, nhiều nhà báo, nhà chuyên môn đã đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề bảo vệ dữ liệu cá nhân như: Dữ liệu cá nhân có được coi là tài sản hay không? Ai sở hữu dữ liệu cá nhân? Cá nhân có quyền với chính dữ liệu của mình như thế nào? Nhà nước hay doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng dữ liệu cá nhân nhiều hơn?
Có thể là hình ảnh về 5 người
Thảo luận chuyên đề và hỏi đáp (Từ bên phải qua: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện IPS; Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử; Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean; PGS. TS. Hoàng Hữu Hạnh – Học viện Bưu chính Viễn thông; Ông Nghiêm Xuân Huy, Founder, Finhay)
Các câu hỏi thảo luận và nhận xét góp ý từ khách mời tham dự tiếp tục gợi mở và đào sâu hơn vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư tại Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ số. Đây là vấn đề cấp thiết và là xu hướng chủ đạo của thế giới hiện nay và tương lai.