Tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy"

Vào sáng ngày 06/11/2024, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) và Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh Tế Tp.HCM (UEH-CELG) đã tổ chức buổi tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy".
Tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy"

Chia sẻ

Để tải tài liệu tọa đàm vui lòng truy cập đường dẫn: Tài liệu Tọa đàm

Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), việc xây dựng hành lang pháp lý để kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn và thúc đẩy sự phát triển bền vững của công nghệ này là cần thiết. Trong bối cảnh đó, vào sáng ngày 06/11/2024, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) và Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh Tế Tp.HCM (UEH-CELG) đã tổ chức buổi tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy." Tọa đàm đã thu hút đông đảo các đại biểu, bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chính sách, pháp luật, công nghệ, cùng với các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên, tham gia trực tiếp và trực tuyến qua Zoom.
Tọa đàm có 2 phiên trình bày và thảo luận. Phiên 1 của Tọa đàm đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các chính sách và khung pháp lý ảnh hưởng đến sự phát triển của AI và công nghệ số tại Việt Nam. Phiên thảo luận đề cập đến cách tiếp cận cân bằng giữa với đổi mới và quản lý rủi ro cũng như tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và quản trị dữ liệu cũng như tác động kinh tế và pháp lý của AI trong các lĩnh vực khác nhau:

  1/ Tổng quan về bối cảnh chính sách pháp luật liên quan đến AI và công nghệ số

  Ông Đỗ Trường Giang - Phó Trưởng Phòng phụ trách phần Chính sách, Cục CNTT – TT, Bộ TT và TT.

  2/ AI - Công nghệ và Chính sách phát triển và quản trị rủi ro AI tại Việt Nam

  Bà Nguyễn Lan Phương, Cán bộ Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông

  3/ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ AI

  PGS. TS. Võ Trí Hảo, Cố vấn cao cấp Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) - Đại học Quốc gia TP.HCM

  4/ Khung pháp lý cho thị trường dữ liệu tại Việt Nam

  TS. Trịnh Duy Thuyên, Giảng viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước

Các chuyên gia cũng đề xuất xây dựng một khung chính sách thúc đẩy AI đáng tin cậy, kết hợp các quy định bắt buộc, tiêu chuẩn tự nguyện và hướng dẫn chi tiết, đảm bảo sự cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và quản lý rủi ro. Để đạt được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, đồng thời áp dụng phương pháp linh hoạt, ưu tiên tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn thực hành tốt và quy tắc ứng xử. Đặc biệt, trong việc quản lý rủi ro AI, cần phân loại rõ các cấp độ rủi ro và trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm nhà phát triển, bên triển khai và người dùng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần thiết lập một khung pháp lý toàn diện về thu thập, chia sẻ và bảo mật dữ liệu để phát triển thị trường dữ liệu minh bạch và thúc đẩy phát triển AI.

TS. Dương Kim Thế Nguyên, Trưởng khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (CELG) và ông Nguyễn Đức Lam, Cố vấn chính sách, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) điều phố phiên thảo luận
Tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy” đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc hợp tác lâu dài giữa UEH-CELG và IPS nhằm nghiên cứu và đóng góp xây dựng chính sách hướng đếI phát triển AI bền vững, minh bạch và có trách nhiệm. Tọa đàm này sẽ tạo tiền đề quan trọng cho Hội thảo về AI và dữ liệu dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu năm 2025, qua đó tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu và sáng kiến trong lĩnh vực công nghệ số tại Việt Nam.