Với quan điểm chủ đạo: Luật Giao dịch điện tử là luật tập trung điều chỉnh các vấn đề kĩ thuật nhằm hỗ trợ giao dịch điện tử diễn ra an toàn và thuận lợi nhất trong bối cảnh kinh tế số, đại diện Viện IPS đưa ra 03 góp ý chính.
Cụ thể:
- Nhóm quy định về nền tảng số, dịch vụ số chưa phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật. Trong trường hợp tiếp cận dưới góc độ hệ thống thông tin thì ban soạn thảo cần cân nhắc các một số nghĩa vụ chưa phù hợp như yêu cầu công bố công khai thuật toán sử dụng để hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo cho người dùng. Ngoài ra, nên bổ sung quy định Theo hướng miễn trừ trách nhiệm cho chủ quản hệ thống thông tin.
- Nhóm quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước chưa phù hợp khi đặt trong chương V - Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. Thay vào đó, dự thảo mới nên bổ sung một số quy định cụ thể như Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giá trị pháp lý của kết quả giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Mặc dù mục tiêu hướng tới là cụ thể hoá quy định, tránh tình trạng luật khung, chung chung nhưng dự thảo lần 3 lại loại bỏ nhiều quy định có tính chi tiết so với lần 2 như căn cứ xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử, kết quả giao dịch với cơ quan nhà nước.
- Nhóm quy định về nền tảng số, dịch vụ số chưa phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật. Trong trường hợp tiếp cận dưới góc độ hệ thống thông tin thì ban soạn thảo cần cân nhắc các một số nghĩa vụ chưa phù hợp như yêu cầu công bố công khai thuật toán sử dụng để hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo cho người dùng. Ngoài ra, nên bổ sung quy định Theo hướng miễn trừ trách nhiệm cho chủ quản hệ thống thông tin.
- Nhóm quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước chưa phù hợp khi đặt trong chương V - Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. Thay vào đó, dự thảo mới nên bổ sung một số quy định cụ thể như Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giá trị pháp lý của kết quả giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Mặc dù mục tiêu hướng tới là cụ thể hoá quy định, tránh tình trạng luật khung, chung chung nhưng dự thảo lần 3 lại loại bỏ nhiều quy định có tính chi tiết so với lần 2 như căn cứ xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử, kết quả giao dịch với cơ quan nhà nước.
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến vào kì họp tháng 10/2022 và trình Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào kì họp tháng 5/2023.