Tọa đàm có sự tham gia của:
+ Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông,
+ TS. Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp
+ Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty TNHH Rouse Legal Việt Nam,
+ Luật sư Nguyễn Thị Huyền Minh, Công ty TNHH Baker McKenzie Việt Nam,
cùng các cá nhân đến từ cơ sở giáo dục đào tạo, các hãng luật, các tổ chức tư vấn tại Việt Nam.
Các diễn giả, ban tổ chức cùng các cá nhân đến từ cơ sở giáo dục đào tạo, các hãng luật, các tổ chức tư vấn tại Việt Nam
(1) Các cách tiếp cận trong xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh hành vi chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới
(2) Chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay điều chỉnh hành vi chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới
(3) Khuyến nghị xây dựng pháp luật điều chỉnh hành vi chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới tại Việt Nam
Đa số ý kiến đồng tình rằng nên lựa chọn cách tiếp cận trách nhiệm giải trình (thường được biết đến với tên gọi 'hậu kiểm' ở Việt Nam) trong xây dựng quy định chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới. Điểm cốt lõi là xây dựng các biện pháp an toàn (điều kiện) đề chủ thể chuyển dữ liệu có thể lựa chọn tùy thuộc vào khả năng của họ mà vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu, tự do do dữ liệu. Trong đó, việc sử dụng hợp đồng mẫu/ điều khoản mẫu được phân tích là có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế cấp giấy chứng nhận hay đánh giá tính tương thích của pháp luật quốc gia là điểm đến của dữ liệu. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nên cho phép chủ thể thực hiện chuyển dữ liệu dựa trên cam kết của bên nhận về dữ liệu được bảo đảm với mức độ tương đương hoặc cao hơn.
Các diễn giả cũng đồng ý rằng với quy định trong Dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay là chưa đủ rõ ràng để thực thi. Do đó, cần có những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành cùng các chương trình tập huấn, các tài liệu hướng dẫn dành cho chủ thể thi hành, sử dụng pháp luật.