Tọa đàm 'Thế nào là Made in Vietnam?'

Sáng ngày 17/07/2019, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) và Câu lạc bộ Cafe Số đã tổ chức tọa đàm "Thế nào là Made in Vietnam?". Buổi tọa đàm có sự thảo luận từ các chuyên gia như bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại của VCCI, Luật sư Trần Ngọc Trung (Hãng luật Baker & McKenzie) và đông đảo báo chí đến tham dự.
Tọa đàm 'Thế nào là Made in Vietnam?'

Chia sẻ

Đông đảo cánh báo chí đến tham dự Tọa đàm
Bà Hương cho biết "Việt Nam đã có nhiều quy định về dán nhãn như Nghị định 89, Nghị định 43. Nhưng trong tất cả các nghị định đó, chưa có quy định nào đưa ra tiêu chí sản phẩm như thế nào được dán nhãn là Made in Vietnam”.
Khách quan mà nói, với bối cảnh hiện nay, sẽ thật khó để đưa ra một khái niệm “cứng” về “Made in Vietnam” mà không tránh khỏi “giẫm” vào những quy định khác trong các hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam đã tham gia.
Bà Trần Thị Thu Hương chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc dán nhãn “made in” tại nhiều quốc gia là tự nguyện và chưa có sự thống nhất. Công đoạn gia công trên lãnh thổ quốc gia nào thì nhà sản xuất hoàn toàn có thể ghi được là “Produced in...”, “Made in...”, “Assembled in...” tại chính nơi đó.
Suy cho cùng, xu hướng toàn cầu hóa đã từng bước xóa nhòa những biên giới sản xuất và lưu thông hàng hóa dịch vụ, có chăng chỉ chắt lọc lại hai thứ đáng giá nhất. Đó là: (1) bản quyền sáng chế; (2) giá trị thương hiệu.