Đà Nẵng: Điển hình tiên tiến trong quá trình chuyển đổi số quốc gia

Jul 12 2021
Ngày 31/5/2019, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức với Đà Nẵng”. Sự kiện có sự phối hợp của Phòng thương mại & Công nghiệp Việt Nam , Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số, và Sở TT&TT Thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng: Điển hình tiên tiến trong quá trình chuyển đổi số quốc gia

Share

Đứng trước thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam đang rất lúng túng khi tiếp cận với chuyển đổi số, hội thảo Chuyển đổi số tại TP. Đà Nẵng diễn ra nhằm hỗ trợ Cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, doanh nghiệp trang bị kiến thức nền tảng về chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số đang trở thành xu thế mạnh mẽ, có tính chất tất yếu, thậm chí là sống còn đối với tất cả các ngành, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp”, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, ông Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc Hội thảo

Đồng thời, sự kiện còn là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tiến trình chuyển đổi số phù hợp, từng bước nắm bắt cơ hội phát triển Kinh tế số, đồng thời cung cấp kỹ năng quản trị tốt cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tại TP. Đà Nẵng.

Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Minh Hồng cũng cho biết: “Hội đã đề xuất với Bộ Thông tin & Truyền thông hằng năm tổ chức diễn đàn chuyển đổi số quốc gia. Dự kiến tháng 9/2019, khi đề án Chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt, Hội sẽ tiếp tục có những hoạt động để cổ vũ, đồng hành trong việc thực hiện đề án”.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của Đà Nẵng

Hòa cùng xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra trên toàn cầu, TP. Đà Nẵng đã ban hành NQ 43-NQ/TW (24/1/2019) của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu phát triển phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

Bên cạnh đó, Ban thường vụ thành ủy TP. Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết 07/NQ/TW về phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. “Mục tiêu là năm 2020 ngành CNTT đóng góp khoảng 6% GRDP, đến năm 2025 đóng góp 10% GRDP và năm 2030 đóng góp 15% GRDP”.

Để đạt được kỳ vọng đó, TP. Đà Nẵng đã chuẩn bị các nguồn lực, ban hành chính sách riêng. Ví dụ, TP. Đà Nẵng đã xây dựng Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT; thiết lập hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và hệ thống camera giám sát, dựa vào dữ liệu thu thập từ các camera quan sát để điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông các khu vực và phân luồng giao thông một cách có hiệu quả; lắp đặt máy cấp phát giấy tờ tự động để tinh giản các thủ tục hành chính v.v.

Mặc dù đã nỗ lực đáng kể trong thời gian qua, nhưng theo TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, thành phố đã vấp phải những khó khăn ở khâu thực hiện.

““Xu hướng Xanh” về tái sử dụng các nguồn lực đã được nhắc tới rất nhiều”, TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng nói. “Nhưng mọi người nhìn nhận chuyển đổi số là công trình xây dựng, thích xây lại từ đầu hơn xác định nguồn lực có thể kế thừa để tránh lãng phí”.

TS. Nguyễn Quang Thanh cho rằng các doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi số không cần giải pháp “đao to búa lớn”. Cụ thể trong trường hợp của một công ty dệt may. Ngành gia công được coi là ngành nằm ở "đáy Parabol" của chuyển đổi số". Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà cung cấp, nhân lực và sản phẩm đã giúp lợi nhuận của công ty dệt may này tăng trưởng 25%.

TP. Đà Nẵng đã xây dựng kiến trúc tách bạch giữa thành phố thông minh và chính quyền điện tử. Kiến trúc này cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai ứng dụng; đồng thời đảm bảo an toàn thông tin.

Về an toàn an ninh thông tin trong chính quyền điện tử, TS. Nguyễn Quang Thanh cho rằng: “Toàn bộ hệ thống an toàn an ninh thông tin phải do cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật”. Kết hợp với kiến trúc thành phố thông minh và chính quyền điện tử riêng biệt để tạo ra môi trường kinh doanh an toàn và ổn định về mặt chính trị.

Mặc dù đã nỗ lực đáng kể trong thời gian qua, nhưng theo TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, thành phố đã vấp phải những khó khăn ở khâu thực hiện.

““Xu hướng Xanh” về tái sử dụng các nguồn lực đã được nhắc tới rất nhiều”, TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng nói. “Nhưng mọi người nhìn nhận chuyển đổi số là công trình xây dựng, thích xây lại từ đầu hơn xác định nguồn lực có thể kế thừa để tránh lãng phí”.

TS. Nguyễn Quang Thanh cho rằng các doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi số không cần giải pháp “đao to búa lớn”. Cụ thể trong trường hợp của một công ty dệt may. Ngành gia công được coi là ngành nằm ở "đáy Parabol" của chuyển đổi số". Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà cung cấp, nhân lực và sản phẩm đã giúp lợi nhuận của công ty dệt may này tăng trưởng 25%.

TP. Đà Nẵng đã xây dựng kiến trúc tách bạch giữa thành phố thông minh và chính quyền điện tử. Kiến trúc này cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai ứng dụng; đồng thời đảm bảo an toàn thông tin.

Về an toàn an ninh thông tin trong chính quyền điện tử, TS. Nguyễn Quang Thanh cho rằng: “Toàn bộ hệ thống an toàn an ninh thông tin phải do cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật”. Kết hợp với kiến trúc thành phố thông minh và chính quyền điện tử riêng biệt để tạo ra môi trường kinh doanh an toàn và ổn định về mặt chính trị.

Theo VietTimes: https://viettimes.vn/da-nang-dien-hinh-tien-tien-trong-qua-trinh-chuyen-doi-so-quoc-gia-post106149.html