Tọa đàm cập nhật EVFTA 2: Tiến trình hướng tới phê chuẩn và thực thi EVFTA - Các vấn đề trọng tâm về thương mại và phát triển bền vững

Dec 27 2019 | Event News
Ngày 27/12/2019, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đã tổ chức Tọa đàm cập nhật EVFTA: Tiến trình hướng tới phê chuẩn và thực thi EVFTA - Các vấn đề trọng tâm về thương mại và phát triển bền vững.

Share

Tọa đàm thu hút sự tham gia của gần 15 khách mời đến từ các cơ quan báo chí, trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tại tọa đàm, ông Vũ Tú Thành - PGĐ Điều hành khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean cho báo chí khi tìm hiểu về hiệp định EVFTA. Cụ thể, EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên. Từ tháng 12/2015 đàm phán đã kết thúc, tuy nhiên, sau đó có một số ý kiến không thuận lợi, nhất trí từ 2 phía nên đến tận tháng 6/2019, hiệp định mới được ký kết, không phải một mà là hai hiệp định: Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Sau bước ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên.

    Ảnh: Ông Vũ Tú Thành trình bày tại tọa đàm

Từ góc độ báo chí, báo chí nhiều khi đưa tin với ý định tốt về Hiệp định tự do Thương mại nhưng lại không đem lại hiệu quả thực tế đối với doanh nghiệp.
Theo Bộ Công thương, 14 hiệp định thương mại, gần đây là CTPPP và EVFTA (đã ký nhưng chưa phê chuẩn và đi vào thực thi), tỷ lệ tận dụng được lợi ích hiệp định thương mại này 39%. Trong 100% kim ngạch xuất khẩu, chỉ có 39% được hưởng thuế suất ưu đãi do đáp ứng được tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ, 61% không đáp ứng được. Khi EVFTA có hiệu lực, kịch bản cao Việt Nam có khả năng tận dụng hơn 30% (về 0) còn lại như bình thường, do chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ (thiếu nguồn sản xuất nguyên liệu trong nước).
So sánh EVFTA với CTPPP và các Hiệp định tự do trước, có thể thấy rằng CTPPP và EVFTA được dán nhãn hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (theo tiêu chuẩn cao). Trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có đưa thêm yêu cầu phi thương mại, đó là lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ.