Tóm tắt Báo cáo Đánh giá việc thực thi Luật tiếp cận thông tin (Lần thứ tư)

Tóm tắt Báo cáo Đánh giá việc thực thi Luật tiếp cận thông tin (Lần thứ tư)

Ngày ban hành: 26/07/2023

Tải xuống

Chia sẻ

Executive Summary

Luật về quyền thông tin được xem là một trong những luật quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Việc thực hiện luật quan trọng này sẽ có những tác động tích cực đến cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, góp phần tăng hiệu quả quản trị nhà nước, củng cố mối quan hệ và niềm tin giữa người dân và doanh nghiệp vào các cơ quan nhà nước, cũng như tác động tích cực đến sự tuân thủ pháp luật của các bên. Để thực hiện tốt luật này, không thể thiếu vai trò thúc đẩy và phản biện của báo chí, các tổ chức xã hội và người dân.

Ở Việt Nam, Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Luật TCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế về tự do thông tin, phòng chống tham nhũng. Luật này cũng quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền TCTT của công dân. Đặc biệt, đây là luật quy định các nguyên tắc, thủ tục và quy trình để các cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.


Từ tháng 02 đến tháng 11 năm 2022, các tổ chức gồm Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), Liên minh Đất rừng (FORLAND), Liên minh Khoáng sản (LMKS), Liên minh Nước sạch (LMNS), Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (Viện IPS) đã triển khai đánh giá việc thực thi Luật TCTT lần thứ tư.