Ngày ban hành: 26/07/2023
Tải xuốngExecutive Summary
Ngày 28/12/2022, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đã tổ chức Tọa đàm "Khai thác hiệu quả dữ liệu trong khu vực Nhà nước trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu và quyền riêng tư của công dân", trong đó thảo luận các vấn đề:
1. Ba vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy khai thác giá trị của dữ liệu:
2. Ba giải pháp khai thác giá trị dữ liệu:
3. Các trường hợp điển hình
Tây Ninh: Khai thác dữ liệu để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành
Sáng kiến về hệ thống khai thác dữ liệu Cổng hỏi đáp trực tuyến của tỉnh, dựa trên bốn trụ cột là (1) làm sạch và phân loại dữ liệu, (2) sử dụng mô hình máy học, (3) phân tích dữ liệu, (4) hệ thống tự động hoá. Dựa trên sáng kiến này, địa phương đã xác định được những từ khoá mà người dân quan tâm theo lĩnh vực, địa bàn, vấn đề cụ thể; từ đó nắm bắt được nhu cầu và vấn đề của người dân để giải quyết. Thêm vào đó, hệ thống được xử lý tự đồng góp phần giảm quy trình hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các câu hỏi từ người dân.
Đà Nẵng: Chiến lược dữ liệu phù hợp tạo ra kết quả vượt chỉ
Từ năm 2003 đến nay, Đà Nẵng đa ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo về xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số phù hợp với từng giai đoạn. Trong đó, 03 kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và phát triển chính phủ điện tử đã được thành phố ban hành theo các giai đoạn 2007-2015, 2016-2020, 2021-2025; ba nghị quyết về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong khu vực công. Từ năm 2014 đến năm 2018, Đà Nẵng cũng đã thí điểm ứng dụng thông minh. Về triển khai mô hình cung cấp dịch vụ công, Đà Nẵng thay đổi mô hình cung cấp từ phân tán (năm 2010) sang mô hình vừa phân tán, vừa tập trung (vào năm 2014), và từ năm 2018 là mô hình nền tảng tập trung. Theo kiến trúc thành phố thông minh, dịch vụ công thông minh trở thành một trong 16 lĩnh vực ưu tiên của thành phố.
Hightlight Nghiên cứu
30/10/2024