Từ thực tế hiện nay có nhiều phần mềm khai báo y tế chưa thống nhất dữ liệu, gây khó cho người dân, nhiều ý kiến đã được đề xuất nhằm hướng tới tài nguyên dữ liệu dùng chung khách quan, hướng tới Chính phủ số.
Với sự bùng nổ của Internet, điện thoại thông minh và mạng xã hội ở châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, dữ liệu và dòng chảy dữ liệu giữa các quốc gia ngày càng đóng vai trò trọng yếu đối với hoạt động kinh tế, dịch vụ và thương mại số. Tuy nhiên, dòng chảy này cũng “mang theo” thông tin và dữ liệu cá nhân của hàng tỉ người sử dụng dịch vụ Internet và đặt ra các thách thức lớn đối với việc bảo vệ an toàn và quyền riêng tư cho dữ liệu người dùng.
Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) vừa đề xuất 5 khuyến nghị chính sách để thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam.
Sau thời gian dài giãn cách, nhiều lao động ngoại tỉnh đã cạn kiệt tích lũy, do vậy chính quyền cần hỗ trợ tiền mặt, nhu yếu phẩm khi giữ chân họ ở lại vùng dịch.
Nếu dữ liệu được kết nối, chia sẻ, và cao hơn là mở có giấy phép thì có thể tiết kiệm các khoản chi phí không đáng có, tránh việc tình trạng ngân sách nhà nước phải chi trả 2 lần cho một tệp dữ liệu.
"Bảo vệ chuỗi cung ứng" được xem là con át chủ bài để vừa chống dịch vừa duy trì kinh tế nhưng một mắt xích của chuỗi ấy là lực lượng shipper lại bị bỏ quên.
Điện toán đám mây là một trong các trọng tâm của chiến lược Hạ tầng số, bên cạnh hạ tầng kết nối viễn thông như 5G, một số platform thiết yếu, hay hệ thống đường truyền Internet cáp quang.